Ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan thì phải xử lý thế nào?

Ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan thì phải xử lý thế nào?

Bọt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, nấm, hoặc các yếu tố môi trường. Vấn đề này gây lo ngại cho người nuôi tôm vì có thể gây hại cho sức khỏe của tôm và gây thiệt hại cho sản xuất.

Nguyên nhân khiến ao tôm có nhiều bọt lâu tan

Ao xuất hiện khí độc và tảo chết là hai tác nhân chính khiến bọt nước khó tan ao nuôi tôm, đôi khi nước còn có hiện tượng màu xanh, làm giảm hàm lượng oxy trong ao nuôi. Nguyên nhân có thể do khí độc, tảo tàn, ngoài ra còn do tôm lột xác nhiều đồng loạt, ao sau khi xử lý hóa chất như edta, vôi,…

– Khí độc trong ao nuôi tôm: Ao có nhiều chất thải tích tụ lại xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3, gây thiếu oxy hòa tan trong nước, thậm chí có nhiều trường hợp khiến tôm bị nhiễm độc và chết hàng loạt. Ngoài ra, ao nuôi có thể xuất hiện một số loại khí độc khác như Metan, CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.

– Hiện tượng tảo chết, tảo tàn: Tảo trong ao chết cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước xấu đi, xuất hiện các bọt trắng lâu tan khi chạy quạt nước.

Ao tôm xuất hiện bọt trắng nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến tôm giảm ăn, sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh, thậm chí gây chết hàng loạt.

Ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan thì phải xử lý thế nào

Vậy khi ao tôm có nhiều bọt trắng thì xử lý thế nào?

– Khi phát hiện bọt nhớt trong ao tôm, bà con kiểm tra trong ao có xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3, nếu có thì sử dụng vi sinh ROCKY NO2 hoặc NIBAC để hấp thụ khí độc với liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Đồng thời, giảm lượng thức ăn xuống 1 nửa so với mức thông thường trong quá trình xử lý cho đến khi hết lượng khí độc thì tăng lượng thức ăn trở lại bình thường.

– Trong trường hợp ao xuất hiện nhiều váng trên mặt nước do tảo chết thì cần vớt hết tảo, sử dụng THAILUX Q11 để ổn định màu nước, giảm tảo trong ao nuôi. Sau 2 ngày sử dụng GOLD RODO hoặc SUPER VS để phân hủy xác tảo, cặn bã dư thừa, làm sạch đáy ao, đồng thời duy trì và tăng cường quạt nước để cung cấp Oxy cho ao nuôi.

– Kiểm tra độ kiềm, độ pH trong nước để điều chỉnh sao cho phù hợp, nếu pH thấp thì cần bón vôi mỗi lần 1 ít vào khi vực có nhiều chất thải tích tụ, điều chỉnh độ pH từ 7,5-8,3 là phù hợp nhất.

– Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao > 4ppm

– Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa có lợi vào khẩu phẩn thức ăn của tôm, giúp tôm hồi phục sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tiêu hóa và kích thích săn mồi bình thường.

– Sử dụng PCR Pockit Xpress nhằm kiểm tra xem tôm có bị nhiễm bệnh hay không để tìm phương pháp điều trị kịp thời.

Ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan thì phải xử lý thế nào

Để ngăn ngừa hiện tượng bọt trắng lâu tan trong ao nuôi, bà con cần thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, quản lý tảo, cho ăn vừa phải, tránh lượng thức ăn dư thừa tích tụ lâu ngày làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Đồng thời thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi để làm sạch, ổn định màu nước, giảm thiểu các mầm bệnh phát triển gây bệnh cho tôm.

Hiện tượng ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan không gây chết hàng loạt như các bệnh đốm đen, đốm trắng,… nhưng nếu không cải tảo ao nuôi kịp thời sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn, dịch bệnh lây lan gây thiệt hại không hề nhỏ đối với vụ nuôi.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0) Zalo